Di tản Long Cheng

Ngày 22/2/1975 các tiền đồn phòng thủ cuối cho Long Chẹng đã bị đánh bại, Chuẩn tướng Mỹ Heinie Aderholt bắt đầu kế hoạch cho cuộc di tản.[5]

Vào tháng 5/1975 có gần 50.000 quân du kích và người tị nạn sống trong và xung quanh thành phố. Tuy nhiên Mỹ đã rút tất cả các nhân viên dân sự và quân sự của mình khỏi Đông Dương, ngoại trừ vài nhân viên Đại sứ quán tại Lào và Jerry Daniels ở Long Chẹng.

Có rất ít phương tiện cho một cuộc di tản. Daniels chỉ có một máy bay vận tải duy nhất và phi công người Hmong ở Long Chẹng để sơ tán đến Udon Thani, Thái Lan. Aderholt đặt thêm ba máy bay vận tải của Mỹ và các phi công ở Thái Lan. Ông đã có những chiếc máy bay "cừu trụi lông" (sheep dipped) loại bỏ tất cả các dấu hiệu xác định sở hữu và gửi đến Long Chẹng.[6] Vào ngày 10/5/1975, Vang Pao miễn cưỡng tuân theo CIA và thấy không thể duy trì việc chống lại các lực lượng đối thủ ở Long Chẹng. Từ ngày 10 đến 14/5/1975 các máy bay C-130 và C-46s của Mỹ chuyển vận người từ đó đến các căn cứ Mỹ ở Thái Lan. Chừng 1.000 đến 3.000 người Hmong đã được sơ tán. Những người được sơ tán chủ yếu các nhà lãnh đạo quân Hmong và nhân viên CIA. Đám đông thường dân bao vây các chuyến bay trên đường băng, tạo ra một bầu không khí hỗn loạn.[7]

Cuộc sơ tán kết thúc với chuyến bay có Thiếu tướng Vang Pao và Jerry Daniels. Vang Pao bước lên máy bay trực thăng và nói với những người vẫn còn trên đường băng: "Tạm biệt, những người anh em của tôi, tôi không thể làm gì hơn cho bạn, tôi sẽ chỉ là một sự đau khổ cho bạn". Hàng chục ngàn chiến binh và người tị nạn bị bỏ lại phía sau. Cỡ trên 10.000 người Hmong tụ quanh sân bay đợi máy bay quay lại, nhưng họ sớm nhận ra điều đó không đến. Cuộc pháo kích vào Long Chẹng bắt đầu vào buổi chiều 14/5. Nhiều người trong số chiến binh Hmong và gia đình họ trong vài năm sau này đã thực hiện đi bộ đến Thái Lan, mạo hiểm đến cả tính mạng của họ.[8]

Các phi công Mỹ, tất cả là dân sự, tham gia vào việc sơ tán là Les Strouse, Rich Allen, Matt Hoff, Jack Knotts, và Dave Kouba.